TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC TRẢ LỜI CHẤT VẤN TỪ CÁC ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI SÁNG 5/6

TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC TRẢ LỜI CHẤT VẤN TỪ CÁC ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI SÁNG 5/6

Sáng 5/6, các đại biểu Quốc hội tiến hành chất vấn đối với Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn. Một trong những nội dung được quan tâm, đó là trách nhiệm và giải pháp khắc phục tình trạng các doanh nghiệp, dự án được kiểm toán nhưng vẫn xảy ra sai phạm. Cùng theo dõi thông tin mới  được News Thời Đại cập nhật.

Kiểm toán nhiều nhưng không phát hiện bất thường?

Tổng kiểm toán - Ngô Văn Tuấn

Đặt câu hỏi chất vấn, đại biểu Mai Văn Hải (đoàn Thanh Hóa) nhắc đến vụ việc xảy ra tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), được cử tri và nhân dân đặc biệt quan tâm, theo dõi.

Theo ông Hải, thông tin đại chúng cho thấy, nhiều công ty kiểm toán đã thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của SCB, nhưng không phát hiện được dấu hiệu bất thường của ngân hàng này.

Vậy vai trò, trách nhiệm của hoạt động kiểm toán đối với vụ việc tại SCB và tương tự trong thời gian qua là như thế nào?

Trả lời vấn đề trên, Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, vụ án xảy ra tại SCB có 3 nhóm tội danh bị truy cứu trách nhiệm hình sự, và cả 3 hành vi này đều không liên quan gì đến Kiểm toán Nhà nước, do không thuộc đối tượng và phạm vi quản lý.

Cụ thể, ông Tuấn sẽ trả lời về trách nhiệm và giải pháp khắc phục tình trạng các doanh nghiệp, dự án được kiểm toán nhưng vẫn xảy ra sai phạm.

Cùng với đó là việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước. Công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động kiểm toán nhà nước. Giải pháp khắc phục tình trạng chồng chéo trong công tác thanh tra, kiểm toán.

Bộ trưởng các bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công an, tổng Thanh tra Chính phủ sẽ cùng “chia lửa” trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.

Phát biểu trước khi trả lời chất vấn, Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết đây là lần đầu tiên tổng Kiểm toán Nhà nước được tham gia phiên chất vấn của Quốc hội.

Ông nêu rõ thực hiện Luật Kiểm toán Nhà nước và chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước qua các giai đoạn, Kiểm toán Nhà nước nâng cao chất lượng kiểm toán, cung cấp các thông tin đầy đủ, kịp thời để Quốc hội thực hiện hoạt động lập pháp, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và phục vụ công tác chỉ đạo điều hành để nâng cao quản lý sử dụng tài chính, tài sản công.

Về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, ông Tuấn nói Kiểm toán Nhà nước đã khẳng định vai trò quan trọng trong việc kiểm toán, phát hiện kịp thời những sai phạm về tài chính để có kiến nghị tăng thu, giảm chi, góp phần tăng hiệu quả, giảm thất thoát tài chính công, tài sản công.

Đồng thời, cũng có kiến nghị sửa đổi kịp thời các bất cập của cơ chế, chính sách. Kịp thời vá lỗ hổng để chống thất thoát, lãng phí. Đặc biệt, Kiểm toán Nhà nước đã cung cấp hồ sơ, tài liệu cho các cơ quan chức năng để kịp thời đưa ra ánh sáng các hành vi tham nhũng, tiêu cực.

Kiểm toán Nhà nước đã phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Chính phủ để xử lý việc chồng chéo, chồng lấn trong thanh tra – kiểm toán để giảm phiền hà cho đơn vị bị kiểm toán.

Theo Chủ tịch Quốc hội, có 57 đại biểu đăng ký chất vấn tổng Kiểm toán Nhà nước.

Nhiều công ty kiểm toán yếu kém, không đạt yêu cầu

Tổng kiểm toán - Bộ trưởng Bộ Tài chính

Tiếp tục nói về lĩnh vực kiểm toán, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho hay, có 2 hệ thống kiểm toán tại Việt Nam, gồm kiểm toán nhà nước và kiểm toán độc lập.

Trong đó, kiểm toán nhà nước hoạt động theo nguyên tắc “chỗ nào có tài sản nhà nước, có tiền của Nhà nước thì ở đó có hoạt động kiểm toán”. Thông qua hoạt động kiểm toán, kiểm toán nhà nước sẽ thực hiện đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị những vấn đề phát sinh.

Nguồn tham khảo: Báo Thanh Niên

Xem thêm thông tin mới cập nhật trên: News Thời Đại

Bao Phuong