Trạng thái khỏe mạnh hay đau ốm có liên hệ nhiều với câu chuyện “ăn uống. Nhưng bộ máy tiêu hóa không chỉ đơn giản là một phương tiện thẩm lọc những gì đưa vào bụng.
Mặc dù y học hiện đại đã có nhiều tiến bộ nhưng bộ máy tiêu hóa vẫn còn chứa đựng rất nhiều bí ẩn. Thông tin mới về hệ thống tiêu hóa của con người và các biện pháp thông thường giúp bảo vệ được hệ thống quan trọng này trong cơ thể con người.
Thời gian gần đây, bộ máy tiêu hóa ngày càng được giới y khoa chú ý, quan tâm nhiều hơn. Nhiều cuốn sách về cơ thể người, nhất là bộ máy tiêu hóa được xuất bản đã đề cập đến tầm quan trọng và sự đối lập rất cao của hệ tiêu hóa đối với hệ thần kinh trung ương, đối với sức khỏe con người. Bộ phận cơ thể này được ví như “bộ não thứ hai”, với số lượng tế bào thần kinh tương đương với hệ thống tủy sống. Bộ máy tiêu hóa, đặc biệt là hệ thần kinh tiêu hóa ngày càng được quan tâm và coi trọng, một hiểu biết mới mang tính đột phá về chứng rối loạn thần kinh dạ dày và đường ruột của nhà khoa học Mỹ Michael Gershon, giáo sư trường Đại học Columbia, ra đời cách đây không lâu. Đây là cuốn sách đầu tiên đưa ý tưởng về hệ thần kinh tiêu hóa như một “bộ não thứ hai” đến với công chúng.
Theo các chuyên gia y tế châu Âu, hệ vi khuẩn đường ruột của con người hiện vẫn là một thế giới bí ẩn. Bên cạnh phương diện thần kinh của hệ tiêu hóa, các vi khuẩn đường ruột cũng là một đối tượng ngày càng được quan tâm, do có tác dụng vô cùng lớn đối với sức khỏe con người. Đây là lĩnh vực cho đến nay còn ít được nghiên cứu kỹ lưỡng.
Năm 2008, một số nước châu Âu đã tiến hành chương trình nghiên cứu sự biến đổi gen của hệ ruột người để tìm hiểu về hệ vi khuẩn này, ước tính lên tới 100.000 tỷ vi khẩn, tức là gấp 10 lần số tế bào có trong cơ thể chúng ta. MetaHit là chương trình nghiên cứu đầu tiên trên thế giới về lĩnh vực này và được tiến hành tại 8 quốc gia. Chương trình có mục tiêu phân lập toàn bộ gen của các vi khuẩn trong đường ruột, với số lượng ước tính khoảng nửa triệu gen. Hiện nay, một dự án mới có quy mô tương tự do Viên Nông học Pháp cùng với hai công ty thực phẩm là Danone và Nestle đang chuẩn bị triển khai, bới mục tiêu tìm hiểu tác động của hệ vi khuẩn đường ruột đến sức khỏe con người.
Những kết quả nghiên cứu mới về hệ thần kinh tiêu hóa và hệ vi khuẩn đường ruột sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn trong ứng dụng trị liệu, đặc biệt là lĩnh vực điều trị không dùng thuốc, đối với rất nhiều căn bệnh mà từ trước đến nay vẫn được coi là không liên quan trực tiếp đến vấn đề tiêu hóa. Chẳng hạn như chứng đau nửa đầu, căng thẳng, suy nhược thần kinh, mất ngủ, lo sợ, các bệnh về da, các bệnh về tai mũi họng, các bệnh về hô hấp hay các chứng nhiễm trùng… Tuy nhiên, về lĩnh vực này, một số giáo sư cũng cảnh báo về xu thế tiêu thụ tràn lan các sản phẩm trợ sinh (probiotic) hay tiền trợ sinh (prebiotic)…
Hiện một số chuyên gia quốc tế cũng giải thích hệ thần kinh tiêu hóa được coi như bộ nào thứ hai của cơ thể người và các biện pháp cần thiết để bảo vệ hệ thần kinh này. Ngoài ra các nhà khoa học trên cũng giới thiệu một số hiểu biết về hệ vi khuẩn đường ruột và các biện pháp bảo vệ các vi sinh vật có lợi rất quan trọng này trong tương lai. Tuy nhiên các phát hiện gần đây cho thấy vẫn còn rất nhiều bí ẩn trong những mối quan hệ giữa hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh của bộ phận tiêu hóa.
Trước đó, các chuyên gia y tế định nghĩa hệ tiêu hóa là một bộ phận quan trọng trong cơ thể người. Về cơ bản, hệ tiêu hóa gồm 1 ống dài khoảng 9 mét, kéo dài bắt đầu từ miệng, xuống thực quản, qua dạ dày, đến ruột non và cuối cùng là ruột già. Trong đường ruột có rất nhiều vi khuẩn có lợi cũng như những vi khuẩn gây hại nhưng chúng lại tạo ra được một sự cân bằng. Điều này rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của đường ruột và toàn bộ cơ thể. Khi sự cân bằng này bị phá vỡ, hệ tiêu hóa cũng như đường ruột không còn làm tốt chức năng của nó nữa, từ đó gây ra những vấn đề đối với sức khỏe.
Một yếu tố đã mô tả chi tiết bộ máy tiêu hóa bao gồm ống tiêu hóa và các túi tiêu hóa, cung cấp liên tục các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Chức năng cơ học, vận chuyển thức ăn, phân cắt thức ăn, theo giai đoạn nhào trộn với hệ tiêu hóa… Chức năng hóa hóa: hoạt động của các dịch tiêu hóa giúp phân giải thức ăn thành các chất đơn giản dễ hấp thu. Chức năng hấp thụ: Đưa thức ăn đã được tiêu hóa trong ống tiêu hóa vào máu.
Các bộ phận cần quan tâm của hệ thống tiêu hóa người như: tuyến nước bọt, thực quản, dạ dày, gan, mật, tụy, tá tràng, ruột non, ruột già, hậu môn. Dựa vào các biến đổi thức ăn trong suốt quá trình tiêu hóa, các chuyên gia y khoa cũng chia quá trình tiêu hóa thành các giai đoạn: Tiêu hóa ở miệng, tiêu hóa ở dạ dày, tiêu hóa ở ruột non, hấp thụ ở ruột non, ruột già và sự thải phân.
Theo truyền thống văn hóa phương Đông, trong đó có Việt Nam, “bụng” không chỉ là một bộ phận của cơ thể mà còn là nơi diễn ra nhiều hoạt động tinh thần chủ yếu như “nghĩ bụng”, “tốt bụng”, “vừa lòng”, “phải lòng”, hay “ghi lòng tạc dạ”… Gọi bụng con người và hệ tiêu hóa như là “bộ não thứ hai” là vậy, nhờ đó khoa học còn khám phá ra nhiều điều bổ ích cho việc phòng bệnh, chữa bệnh tốt hơn.
BS Nguyễn Đình Hạc Thúy - Trưởng ban Bảo vệ sức khỏe Ủy ban Nông nghiệp TW Việt Nam
Tin mới
- Nhiều trẻ 12-13 tuổi đã mắc ung thư đại trực tràng - 28/04/2019 03:38
- Vì sao chúng ta cần phải xét nghiệm máu định kỳ? - 27/04/2019 02:09
- 1/5 tổng số ca tử vong liên quan đến chế độ ăn: Đây mới là cách ăn đúng để tránh bệnh tật - 27/04/2019 01:58
- Sữa và những điều ngộ nhận thường xuyên gặp phải - 26/04/2019 03:23
- Măng cụt có thể làm thuốc chữa bệnh theo cách này nhưng nhiều người chưa hề biết đến - 26/04/2019 01:32
Các tin khác
- Bệnh nhân đột quỵ mỗi ngày tăng mạnh do nắng nóng: Chuyên gia khuyến cáo cần làm ngay điều này để cứu người bệnh - 25/04/2019 01:45
- Trái tim và 9 điều thú vị có thể bạn chưa biết - 24/04/2019 09:37
- Những thực phẩm cần tránh xa sau khi phẫu thuật - 24/04/2019 02:02
- Người Việt chi tiền uống bia rượu nhiều gấp 3 lần chi phí chữa ung thư - 23/04/2019 02:10
- 8 thực phẩm được ví như “thần dược” giúp ngăn ngừa ung thư - 22/04/2019 07:12