Hôm qua, 3.9, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (Quốc hội) tổ chức hội nghị tham vấn ý kiến chuyên gia về thực hiện chính sách, pháp luật đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục ĐH.
Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh, Giám đốc đảm bảo chất lượng giáo dục Tập đoàn Nguyễn Hoàng, đề cập đến tính độc lập của hệ thống kiểm định.
Tiến sĩ Phương Anh nói: “Đã có nhiều ý kiến bày tỏ nghi ngờ về sự độc lập thực sự của các trung tâm kiểm định VN. Mặc dù trên danh nghĩa hệ thống kiểm định của VN được cho là theo mô hình của Mỹ nhưng thực sự hệ thống kiểm định của VN hiện nay gần như do Bộ GD-ĐT kiểm soát tuyệt đối. Tất cả đều nằm trong tay của Bộ, được thực hiện thông qua cơ quan chuyên trách của Bộ là Cục Quản lý chất lượng giáo dục”.
Bên cạnh đó, theo tiến sĩ Phương Anh, đa số các trung tâm kiểm định hiện nay đều là một bộ phận của các trường ĐH, với sự phụ thuộc rất lớn về tài chính và nhân sự. Sự thiếu độc lập của hệ thống kiểm định đã tác động tiêu cực đến tiến độ và hiệu quả của việc triển khai điểm định trong hệ thống giáo dục ĐH.
Đồng quan điểm này, tiến sĩ Ngô Văn Thuyên, Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, nêu ý kiến: “Làm sao để không có chuyện các trường rỉ tai nhau nên chọn trung tâm này mà không phải trung tâm khác? Tại sao một trường chấp nhận mời trung tâm ở xa tới đánh giá dù tốn chi phí nhiều hơn, chắc hẳn phải có lý do nào đó”.
Còn tiến sĩ Phạm Thị Ly, Ủy viên Hội đồng quốc gia giáo dục, đặt vấn đề làm sao để tự chủ không rơi vào tùy tiện, không rơi vào trường hợp của Trường ĐH Đông Đô như vừa rồi. “Vụ việc Trường ĐH Đông Đô, các quy định về tuyển sinh văn bằng 2 Bộ GD-ĐT đâu có thiếu, thậm chí cực kỳ chặt chẽ. Nhưng vấn đề không nằm ở quy định, chúng ta có lẽ cần nhìn rộng hơn vấn đề là tương quan giữa tự chủ và trách nhiệm giải trình”, tiến sĩ Ly nói.
Theo tiến sĩ Ly, hiện có 2 cơ chế thực hiện giải trình gồm hội đồng trường và kiểm định chất lượng. Nếu nói hội đồng trường là cơ chế chính để thực hiện giải trình thì e rằng còn bước rất xa để đạt đến đó. Còn kiểm định chất lượng, tăng cường tính minh bạch và công khai về thông tin là chỗ mà chính sách pháp luật có thể can thiệp được.
“Chính sách có thể yêu cầu tính minh bạch thông tin với toàn xã hội, khi đó chúng ta không chỉ dựa vào các trung tâm kiểm định mà còn dựa vào toàn xã hội. Các thông tin công khai được công bố có thể đúng hoặc không nhưng khi có hàng trăm ngàn con mắt nhìn vào thì chính các trường phải thận trọng hơn”, tiến sĩ Ly nhấn mạnh.
Hà Ánh / Thanh Niên Online
Tin mới
- 6 chiếc ghế gỗ và 3 triệu USD - 06/09/2019 13:04
- Hòa Bình đề nghị kỷ luật 15 cán bộ xin nâng điểm cho con - 06/09/2019 13:00
- Năm học mới 2019-2020: “Đặc trị” lạm thu - 05/09/2019 12:00
- Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ: Chỉ khi toàn xã hội vào cuộc, đổi mới giáo dục mới thành công - 05/09/2019 11:58
- Tài xế Phiến tại ngoại, bà Quy bị bắt: Do lời khai logic với sự việc hay không - 04/09/2019 08:20
Các tin khác
- "Thạc sĩ không đầu" và nỗi buồn trí thức - 03/09/2019 01:56
- Bộ Giáo dục xét kỷ luật 13 cán bộ là nghiêm minh, nhưng còn bỏ sót ai không? - 03/09/2019 01:49
- Bốn chữ “THẬT” trong cải cách giáo dục - 02/09/2019 11:05
- Sau 1 năm phát hiện gian lận nâng điểm thi, Bộ GD-ĐT xem xét kỷ luật 13 lãnh đạo cục, vụ - 02/09/2019 11:00
- Quả ngọt từ nghị lực và lòng nhân ái của “thầy giáo không bằng cấp” - 01/09/2019 14:21